Tổng số lượt xem trang

Kiên quyết phản bác thủ đoạn xuyên tạc lịch sử của tổ chức phản động Việt Tân

 

Thanh Nhật

1. Ngày 8-12-2024, trên trang face book của Việt Tân đăng bài viết “49 năm, miền Nam đưới chế độ Cộng sản, nhìn lại chính sách đối với người dân miền Nam”, kèm theo đó là hình ảnh di chuyển nhân dân đến vùng kinh tế mới, với khẩu hiệu trên các đầu xe là “Đi xây dựng vùng kinh tế mới là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”. Thế nhưng, Việt Tân đã xuyên tạc bên cạnh bằng một dòng trạng thái cắt ghép hình ảnh rằng: “Đưa người dân đến vùng rừng thiêng, nước độc”. Đây là thủ đoạn thâm độc của tổ chức phản động Việt Tân khi chống phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng nghỉ. Bởi chỉ còn ít ngày nữa kết thúc năm 2024, sang năm 2025, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hành động chống đối bằng những dòng bình luận xuyên tạc trên là của những kẻ hằn học, phản bội Tổ quốc, phản bội Nhân dân, luôn tìm cách ĂN MÀY QUÁ KHỨ khi chính quyền và quân đội Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ sau sự kiện 30-4-1975.

2. Tổ chức phản động Việt Tân cần biết rằng, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong chiến tranh xâm lược dã man. Đó là công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm”. Thực hiện Di chúc của Người, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhiệm vụ đầu tiên và cũng là nhu cầu cấp bách của đất nước sau 30 năm chiến tranh là khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình và đời sống của nhân dân.

Ở miền Nam, từ ngày 3-5-1975, tại thành phố Sài Gòn – Gia Định và các thành phố lớn ở miền Nam, chính quyền cách mạng duy trì chế độ quân quản. Ở các cấp cơ sở, chính quyền thành lập dưới hình thức các Ban tự quản. Sau khi tình hình tương đối ổn định, các hoạt động xã hội dần dần trở lại bình thường, các Uỷ ban Nhân dân cách mạng được thành lập để thay thế các Uỷ ban Quân quản theo Chỉ thị số 229-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 20-1-1976. Cán bộ và nhân dân miền Nam với khí thế cách mạng sôi nổi đã hăng hái thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhanh chóng phục hồi các công trình điện, nước, vệ sinh công cộng, giao thông vận tải để các thành phố trở lại cuộc sống bình thường, trật tự an ninh được giữ vững.

Chính quyền các cấp đã sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề chống đói. Đến tháng 7-1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định đã tổ chức cứu trợ cho trên 3.260.000 lượt người với hơn 25.448 tấn gạo. Ngoài việc giúp đỡ nhân dân ở thành phố, chính quyền cách mạng đã tổ chức, tạo điều kiện về phương tiện, lương thực cho đồng bào bị chính quyền Sài Gòn dồn ép vào thành phố về quê cũ làm ăn. Để giải quyết nạn thất nghiệp, chính quyền cách mạng đã tổ chức đưa dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Đến tháng 7-1975, thành phố Sài Gòn – Gia Định đã tạo điều kiện cho khoảng 125.000 đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới[1]. Các thành phố, thị xã và các tỉnh miền Nam như: Vũng Tàu, Mỹ Tho, Trà Vinh, Vĩnh Long, Quảng Nam – Đà Nẵng… cũng đưa được hàng vạn đồng bào trở về nông thôn sản xuất.

Trong năm 1976, riêng tại các thành thị miền Nam, khoảng 20 vạn người thất nghiệp đã được sắp xếp làm việc tại chỗ và hàng triệu người được đưa về quê cũ làm ăn hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới. Một cuộc vận động rộng lớn đã thu hút 1 triệu người, trong đó có trên 50 vạn lao động đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Đặc biệt, nhằm tăng cường và giải quyết tốt công tác khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, ngày 12-4-1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 99-CP thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng vùng kinh tế mới trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Do đó, sang năm 1978, số lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới tăng 58% so với năm 1977. Tiếp đó, ngày 27-3-1980, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 95-CP về xây dựng vùng kinh tế mới, ấn định về chính sách đầu tư, chính sách đối với người lao động và gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới nhằm khuyến khích làm kinh tế gia đình, hỗ trợ về lương thực, y tế và tổ chức đời sống. Bằng chủ trương, chính sách đúng đắn, trong 5 năm (1975-1980), tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng vạn người đi xây dựng vùng kinh tế mới, qua đó từng bước ổn định đời sống, yên tâm sản xuất, góp phần xây dựng quê hương, đất nước sau những năm chiến tranh gian khổ.

3. Từ thực tiễn trên cho thấy, không có chuyện “việc di dân ra vùng kinh tế mới còn có chủ ý chính trị để giảm số người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa tập trung ở những đô thị, nhất là vùng Sài Gòn để dễ kiểm soát phần tử chống đối” như tổ chức phản động Việt Tân tuyên truyền; cũng không có chuyện “thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và các nhu yếu phẩm, và cấm trẻ em nhập học khiến đối tượng phải di chuyển ra vùng nông thôn…” như Việt Tân rêu rao.

Bằng thực tế lịch sử đã diễn ra trong chính sách đi xây dựng vùng kinh tế mới ở miền Nam sau năm 1975, chúng ta kiên quyết bác bỏ chiêu trò xuyên tạc lịch sử của tổ chức phản động Việt Tân; bác bỏ những hình ảnh cắt ghép sai sự thật về quá trình di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở miền Nam những năm sau giải phóng của Việt Tân. Bởi đó là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.


[1] Báo Nhân dân, ngày 21-7-1975.

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son