Liên quan đến vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội, hôm 13/6/2017, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 129/PC44-Đ2 để điều tra về 2 tội danh "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" (theo Điều 123 BLHS) và "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" (theo Điều 143 BLHS).
Ảnh minh họa |
Như vậy, cho đến thời điểm này, với quyết định trên, các hành vi BUỘC phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự hiện hành đã được thực thi. Cũng bằng quyết định này, chúng ta không còn lo lắng đến những "tiền lệ" xấu. Đây là thông điệp mạnh mẽ của chính quyền tới các "tập đoàn dân oan" hay những "tập đoàn khiếu kiện" khắp 64 tỉnh thành rằng, những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai cũng sẽ bị truy cứu. Và rằng, thứ "văn hóa giam giữ con tin", dựng "chiến lũy trên đường" và thậm chí một "bản cam kết" buộc một ông quan đầu tỉnh nào đó ký vào sẽ không có giá trị gì. Tất cả mọi người, cho dù đó là ai cũng đều phải tuân thủ pháp luật.
Trong vụ Đồng Tâm, "người dân" quá khích đã bắt và giam giữ trái pháp luật 38 người (chủ yếu là cán bộ chiến sỹ cảnh sát cơ động, vài cán bộ huyện Mỹ Đức và 1 nữ nhà báo) tại chùa và nhà văn hóa thôn Hoành. Vụ việc kéo dài 1 tuần cho tới khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại và ký vào bản cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ Đồng Tâm" vào ngày 22/4/2017.
Nói thêm, ông Nguyễn Đức Chung đã "buộc phải tình nguyện" ký vào bản cam kết nói trên, trong điều kiện 19 con tin là cán bộ chiến sĩ công an chưa được thả và trước mặt ông là 2 người phụ đang dùng dao lam thề sẽ cắt họng tự tử nếu ông không chịu ký.
Ngay sau khi bản cam kết được công bố, những kẻ chống phá chính quyền đã dọa rằng, công an Hà Nội sẽ "khủng bố trắng" người dân Đồng Tâm. Bên cạnh đó cũng có những băn khoăn về tính pháp lý trong bản cam kết trên tờ giấy ô ly đó. Những người tỉnh táo thì cam kết "Không truy cứu TNHS đối với TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG TÂM" là một cam kết chính xác của vị Chủ tịch TP Hà Nội. Rõ ràng, trong khoa học hình sự, không ai truy tố "TOÀN THỂ NHÂN DÂN", mà phải "cá thể hóa trách nhiệm hình sự", tức chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi phạm tội. Nói nôm na là chỉ xử lý những kẻ chủ mưu, cầm đầu, những kẻ tích cực thực hiện hành vi phạm tội. Những người bị ép buộc, lừa phỉnh hoặc a dua thì có thể không truy cứu.
Như vậy, việc khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" và "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" ở Đồng Tâm là đúng quy định của pháp luật, và ông Nguyễn Đức Chung đã thực hiện đúng cam kết, "người dân" theo đúng nghĩa sẽ không bao giờ bị truy tố.
Trong "khủng hoảng Đồng Tâm", ông Nguyễn Đức Chung đã làm cực tốt bổn phận của mình với tư cách là Chủ tịch TP Hà Nội. Ký vào bản cảm kết ấy, ông Chung đã cứu sống 19 cán bộ chiến sĩ công an, 2 phụ nữ thôn Hoành đang trong cơn "Ngáo" đòi tự tử nếu ông không ký, và biết bao người dân khác có can dự tới việc bắt giữ người trái pháp luật. Là người được giao trọng trách xử lý "khủng hoảng Đồng Tâm", ông Chung đã mạo hiểm và hi sinh lợi ích vì dân vì sự ổn định xã hội. Người trong lúc nước sôi lửa bỏng mà tỉnh táo, biết nhìn xa trông rộng, đặt cái đại cục lên trên là người mà nhân dân cần lúc này.
Nguồn: Trelangblog.com
ConversionConversion EmoticonEmoticon