Tổng số lượt xem trang

Thái độ của Việt Nam với Biển Đông: Thận trọng, tính toán


Phản ứng của Việt Nam với vấn đề Biển Đông cho thấy sự thận trọng, kết hợp nhiều giải pháp. 

       Những bước đi cần thiết, thận trọng
      Trước việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

      Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

      Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) tổ chức tại Thái Lan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chỉ đích danh tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép.

      Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, tái khẳng định các nguyên tắc và cam kết đối với hoà bình và ổn định, lên tiếng kêu gọi kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phương hại tiến trình đối thoại và hợp tác khu vực, cản trở hoạt động kinh tế hợp pháp của các nước ven biển; và nỗ lực xây dựng một COC hiệu lực, thực chất.

      Nhìn vào phản ứng của Việt Nam đối với sự việc nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam, ta thấy những bước đi của Việt Nam rất thận trọng, tính toán, kết hợp nhiều biện pháp, đặc biệt là đấu tranh ngoại giao với đấu tranh báo chí, dư luận...
 "Việt Nam cần phải đấu tranh mạnh hơn nữa, đặc biệt đấu tranh báo chí và dư luận. Phải hô to, nói lớn, phải để quần chúng nhân dân bày tỏ thái độ  rõ ràng hơn.
Lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển anh dũng, kiên quyết nhưng cần trang bị thêm các loại tàu lớn để cải thiện năng lực chấp pháp.

      Cùng với việc tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam phải tự lên tiếng mạnh mẽ hơn để Trung Quốc phải thay đổi quan điểm.
Điểm thuận lợi của Việt Nam lúc này đó chính là châu Á đang thức tỉnh mới về biển. Trong khi Mỹ xoay trục sang vấn đề hàng hải thì Nhật muốn tăng cường đầu tư, hỗ trợ các nước vừa và nhỏ ở Biển Đông tăng sức mạnh biển, đặc biệt là năng lực chấp pháp.

      Đối với Trung Quốc, nhìn lại hành động gây hấn của nước này tại bãi Tư Chính của Việt Nam và một số khu vực khác trên Biển Đông thời gian gần đây khi quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) vẫn đang diễn ra cho thấy Trung Quốc đang thực hiện 2 mũi giáp công,  trên biển và trên bờ.

      Cụ thể, trên biển, Trung Quốc đưa ba lực lượng hải quân, cảnh sát biển, ngư dân quân hoạt động trên khắp Biển Đông, gây áp lực cho hoạt động của các quốc gia liên quan, hiện thực ý đồ độc bá Biển Đông.

      Trên bờ, tức trên bàn thương lượng ngoại giao về COC diễn ra ở Malaysia đúng vào thời điểm Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 hoạt động tại khu vực phía Nam Biển Đông.

      Trung Quốc nêu thời hạn 3 năm trong đàm phán COC có vẻ thiện chí muốn giải quyết sớm vấn đề, thực chất là nhằm lợi dụng lúc chính quyền Philippines điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc (2018-2021), đồng thời tạo áp lực thời gian đối với các nhà đàm phán ngoại giao ASEAN.
Hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, cho thấy hành động của Trung Quốc nhằm gây áp lực lên các bên ASEAN có lợi ích sát sườn ở Biển Đông trên bàn thương lượng COC, thể hiện rõ ý đồ dùng COC để hiện thực hóa hiện trạng mới trái phép tại Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông. Những hành động ấy đã xói mòn nghiêm trọng cái gọi là thiện chí Trung Quốc trong đàm phán COC.
Vì thế, dù lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc ngày càng giảm đi, song nguyên Chủ tịch CSSD lưu ý, COC là quá trình lâu dài. 

      Có thể kiện Trung Quốc ra tòa
      Nhấn mạnh Việt Nam vẫn kiên trì giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đã sử dụng các biện pháp ngoại giao để kêu gọi Trung Quốc rút tàu khảo sát Hải Dương 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, song nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích thì Việt Nam có thể xem xét việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế theo phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 giống như Philippines đã làm với Trung Quốc trước đây.

"Philippines đã từng khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế và tòa đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc trong vùng nước thuộc đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra.
Nguồn: St


Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son