Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. (Ảnh: TTXVN) |
Công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng... là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên chất vấn sáng 8/11.
NÂNG CAO NHẬN THỨC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng hiện nay, người dùng mạng xã hội Việt Nam có thể tạo ra một cơ quan truyền thông mà nhiều người gọi là “báo chí nhân dân”, trong đó có nhiều trang mạng xấu, độc nhưng cũng có một lượng độc giả lớn, hình thành các luồng dư luận tác động xấu đến đời sống xã hội như trang của Khá Bảnh. “Giải pháp nào khắc phục bất cập nêu trên, không bị động chạy theo xử lý hậu quả?” - đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi.
Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) nhấn mạnh, cử tri bức xúc trước việc nhiều người lợi dụng mạng xã hội để đưa các thông tin không đúng sự thật, nói xấu, xuyên tạc, lôi kéo, kích động gây hậu quả xấu.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra những khuyến cáo để giúp người dân nhận biết đâu là những thông tin sai lệch và sẽ có những giải pháp gì để ngăn chặn những thông tin trên.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tin xấu, độc trên mạng xã hội là câu chuyện toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới cũng đang phải đối diện. Yếu tố đầu tiên để ngăn chặn, theo Bộ trưởng chính là hành lang pháp lý.
Hiện nay, Việt Nam đã có hành lang pháp lý là Luật An ninh mạng, nhưng các quốc gia phải có quy định riêng để xử lý tin sai, tin giả.
Bộ trưởng dẫn chứng, Singapore đã có luật về xử lý tin giả với chế tài rất nghiêm và có tính răn đe. Người tung tin có thể bị phạt hàng triệu USD, có thể đi tù đến 10 năm. Ở một số quốc gia, người đứng đầu mạng xã hội nếu vi phạm cũng phải đi tù.
“Việt Nam sẽ phải ban hành quy định pháp luật về vấn đề này. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có quy định pháp luật về xử lý tin giả,” Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, thông tin xấu, độc chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội nước ngoài, còn nền tảng trong nước thì cơ bản quản lý được. Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Tổng cục thuế, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này. Trong đó, tập trung vào việc có thể tìm ra danh tính các tài khoản trên mạng xã hội để tránh việc nhiều người nghĩ trên mạng xã hội có thể "ẩn danh" được nên cố tình đưa tin giả; phải có công cụ tự động xóa bỏ tin xấu, độc.
"Tin xấu, độc nhiều khi do chính ta mà ra, nên vấn đề giáo dục, nâng cao nhận thức trên không gian mạng rất quan trọng. Bộ Thông tin và Truyền thông đang làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục kỹ năng số vào chương trình giáo dục từ cấp học phổ thông. Nếu như chúng ta đọc một tin xấu thì vô tình nuôi cho tin xấu đó 'sống', người đưa tin xấu tăng view, có thu nhập," Bộ trưởng phân tích.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng những người sử dụng mạng nếu không đọc thì làm sao biết đó là xấu, độc. Vấn đề là người đọc làm thế nào để tự bảo vệ mình, phân biệt được cái nào đúng, cái nào sai sự thật.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân trần: “Chúng ta xem một lần, vài lần mà thấy thông tin không đúng thì nên thể hiện thái độ. Trong các thông tin trên mạng xã hội thì thường có phần dislike (không thích), chúng ta nên thể hiện thái độ bằng việc đó.”
Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng hiện nay, người dùng mạng xã hội Việt Nam có thể tạo ra một cơ quan truyền thông mà nhiều người gọi là “báo chí nhân dân”, trong đó có nhiều trang mạng xấu, độc nhưng cũng có một lượng độc giả lớn, hình thành các luồng dư luận tác động xấu đến đời sống xã hội như trang của Khá Bảnh. “Giải pháp nào khắc phục bất cập nêu trên, không bị động chạy theo xử lý hậu quả?” - đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi.
Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) nhấn mạnh, cử tri bức xúc trước việc nhiều người lợi dụng mạng xã hội để đưa các thông tin không đúng sự thật, nói xấu, xuyên tạc, lôi kéo, kích động gây hậu quả xấu.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra những khuyến cáo để giúp người dân nhận biết đâu là những thông tin sai lệch và sẽ có những giải pháp gì để ngăn chặn những thông tin trên.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tin xấu, độc trên mạng xã hội là câu chuyện toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới cũng đang phải đối diện. Yếu tố đầu tiên để ngăn chặn, theo Bộ trưởng chính là hành lang pháp lý.
Hiện nay, Việt Nam đã có hành lang pháp lý là Luật An ninh mạng, nhưng các quốc gia phải có quy định riêng để xử lý tin sai, tin giả.
Bộ trưởng dẫn chứng, Singapore đã có luật về xử lý tin giả với chế tài rất nghiêm và có tính răn đe. Người tung tin có thể bị phạt hàng triệu USD, có thể đi tù đến 10 năm. Ở một số quốc gia, người đứng đầu mạng xã hội nếu vi phạm cũng phải đi tù.
“Việt Nam sẽ phải ban hành quy định pháp luật về vấn đề này. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có quy định pháp luật về xử lý tin giả,” Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, thông tin xấu, độc chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội nước ngoài, còn nền tảng trong nước thì cơ bản quản lý được. Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Tổng cục thuế, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này. Trong đó, tập trung vào việc có thể tìm ra danh tính các tài khoản trên mạng xã hội để tránh việc nhiều người nghĩ trên mạng xã hội có thể "ẩn danh" được nên cố tình đưa tin giả; phải có công cụ tự động xóa bỏ tin xấu, độc.
"Tin xấu, độc nhiều khi do chính ta mà ra, nên vấn đề giáo dục, nâng cao nhận thức trên không gian mạng rất quan trọng. Bộ Thông tin và Truyền thông đang làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục kỹ năng số vào chương trình giáo dục từ cấp học phổ thông. Nếu như chúng ta đọc một tin xấu thì vô tình nuôi cho tin xấu đó 'sống', người đưa tin xấu tăng view, có thu nhập," Bộ trưởng phân tích.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng những người sử dụng mạng nếu không đọc thì làm sao biết đó là xấu, độc. Vấn đề là người đọc làm thế nào để tự bảo vệ mình, phân biệt được cái nào đúng, cái nào sai sự thật.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân trần: “Chúng ta xem một lần, vài lần mà thấy thông tin không đúng thì nên thể hiện thái độ. Trong các thông tin trên mạng xã hội thì thường có phần dislike (không thích), chúng ta nên thể hiện thái độ bằng việc đó.”
GIỮ VỮNG CHỦ QUYỀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Luật An ninh mạng được ban hành, có dấu hiệu tin nhắn rác xuất hiện nhiều, không ít video clip, tin bài phản cảm, nội dung đồi truỵ, thiếu văn hoá nghiêm trọng hơn là thông tin cá cược, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo, vi phạm nhân quyền, nguy cơ an ninh mạng tiếp tục không đảm bảo.
Đặc biệt, mạng của các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại có nguy cơ bị kẻ xấu tấn công và không thể dự đoán trước. Nhiều người dân bị lừa đảo, bị chiếm đoạt, chịu thiệt hại vật chất, tinh thần lẫn tin nhắn rác lừa đảo, đe dọa khủng bố. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp xử lý.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, việc giải quyết các vấn đề trên không gian mạng đã được thực hiện trước khi có Luật An ninh mạng. Kể từ khi Luật được ban hành, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này đã nâng cao hiệu quả, hiệu lực.
Kết quả này thể hiện rõ nhất qua làm việc với các nền tảng xã hội xuyên biên giới. “Trước đây với Facebook, nếu chúng ta yêu cầu 100 việc thì họ chỉ làm 20-30%, nhưng nay tỷ lệ này nâng lên 70%. Google nếu ta yêu cầu 100 việc họ chỉ chấp hành khoảng 40-50%, nhưng nay tăng lên 85%, thậm chí 90%, ví dụ là việc gỡ các game xấu, độc như đánh bài…,” Bộ trưởng dẫn chứng và thông tin thêm mới đây, Facebook đã công bố chặn quảng cáo chính trị đối với 21 trang chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có cả những trang mà Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố là khủng bố.
Trả lời đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) về việc mạng xã hội nước ngoài chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh quan điểm là phải giữ chủ quyền ngay cả trên không gian mạng.
Theo Bộ trưởng, mạng xã hội có hai mặt; Facebook hiện nay có khoảng trên 50 triệu người Việt Nam dùng và dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc yêu cầu mạng xã hội tuân thủ luật pháp phải thực hiện từng bước.
Về cơ sở luật pháp, Bộ trưởng cho biết, sau khi có hai nghị định hướng dẫn triển khai thi hành Luật An ninh mạng thì cơ bản sẽ có đủ hành lang pháp lý để quản lý mạng xã hội nước ngoài. “Họ đến đây kinh doanh thì phải đóng thuế và tuân thủ luật pháp Việt Nam,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Luật An ninh mạng được ban hành, có dấu hiệu tin nhắn rác xuất hiện nhiều, không ít video clip, tin bài phản cảm, nội dung đồi truỵ, thiếu văn hoá nghiêm trọng hơn là thông tin cá cược, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo, vi phạm nhân quyền, nguy cơ an ninh mạng tiếp tục không đảm bảo.
Đặc biệt, mạng của các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại có nguy cơ bị kẻ xấu tấn công và không thể dự đoán trước. Nhiều người dân bị lừa đảo, bị chiếm đoạt, chịu thiệt hại vật chất, tinh thần lẫn tin nhắn rác lừa đảo, đe dọa khủng bố. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp xử lý.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, việc giải quyết các vấn đề trên không gian mạng đã được thực hiện trước khi có Luật An ninh mạng. Kể từ khi Luật được ban hành, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này đã nâng cao hiệu quả, hiệu lực.
Kết quả này thể hiện rõ nhất qua làm việc với các nền tảng xã hội xuyên biên giới. “Trước đây với Facebook, nếu chúng ta yêu cầu 100 việc thì họ chỉ làm 20-30%, nhưng nay tỷ lệ này nâng lên 70%. Google nếu ta yêu cầu 100 việc họ chỉ chấp hành khoảng 40-50%, nhưng nay tăng lên 85%, thậm chí 90%, ví dụ là việc gỡ các game xấu, độc như đánh bài…,” Bộ trưởng dẫn chứng và thông tin thêm mới đây, Facebook đã công bố chặn quảng cáo chính trị đối với 21 trang chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có cả những trang mà Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố là khủng bố.
Trả lời đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) về việc mạng xã hội nước ngoài chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh quan điểm là phải giữ chủ quyền ngay cả trên không gian mạng.
Theo Bộ trưởng, mạng xã hội có hai mặt; Facebook hiện nay có khoảng trên 50 triệu người Việt Nam dùng và dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc yêu cầu mạng xã hội tuân thủ luật pháp phải thực hiện từng bước.
Về cơ sở luật pháp, Bộ trưởng cho biết, sau khi có hai nghị định hướng dẫn triển khai thi hành Luật An ninh mạng thì cơ bản sẽ có đủ hành lang pháp lý để quản lý mạng xã hội nước ngoài. “Họ đến đây kinh doanh thì phải đóng thuế và tuân thủ luật pháp Việt Nam,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Hà Thị Lan chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: TTXVN) |
GỠ 46 TRANG MẠNG DANH LIÊN QUAN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) nêu rõ rằng việc phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng xảy ra nhiều, phức tạp hơn về đối tượng, độc hại hơn về nội dung, đa dạng hơn về phương thức và tinh vi hơn về thủ đoạn. "Đề nghị Bộ trưởng cho biết khó khăn, yếu kém của Bộ Thông tin và Truyền thông; trách nhiệm của Bộ trưởng; giải pháp mới mạnh hơn, sát hơn để ngăn chặn kịp thời tình trạng nêu trên," đại biểu chất vấn.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông có một lực lượng để giải quyết các trang mạng mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đưa thông tin gây hoang mang dư luận.
"Hai tháng qua, Bộ đã làm rất mạnh, gỡ 207 trang mạo danh, trong đó có 46 trang liên quan đến tên của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước," Bộ trưởng thông tin.
Đại biểu Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận) đề cập thực trạng nhiều đối tượng lợi dụng sự phát triển của Internet, mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
“Là bộ chủ quản trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp gì về mặt kỹ thuật- công nghệ, đồng thời phối hợp với ngành công an trong công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho người dân và hỗ trợ xác định đối tượng, thu thập chứng cứ, xử lý theo pháp luật, góp phần ngăn chặn tội phạm này?” đại biểu nêu câu hỏi.
Bộ trưởng trả lời giải pháp mà Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đưa ra là khuyến cáo các nhà mạng chặn bằng biện pháp kỹ thuật và chuyển chứng cứ sang Bộ Công an để có biện pháp răn đe.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hiện tượng lừa đảo trên mạng xã hội khó phát hiện hơn, đặc biệt là mạng xã hội nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia với năng lực xử lý 100 triệu tin mỗi ngày, để sàng lọc, phát hiện lừa đảo và có biện pháp xử lý.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông có một lực lượng để giải quyết các trang mạng mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đưa thông tin gây hoang mang dư luận.
"Hai tháng qua, Bộ đã làm rất mạnh, gỡ 207 trang mạo danh, trong đó có 46 trang liên quan đến tên của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước," Bộ trưởng thông tin.
Đại biểu Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận) đề cập thực trạng nhiều đối tượng lợi dụng sự phát triển của Internet, mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
“Là bộ chủ quản trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp gì về mặt kỹ thuật- công nghệ, đồng thời phối hợp với ngành công an trong công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho người dân và hỗ trợ xác định đối tượng, thu thập chứng cứ, xử lý theo pháp luật, góp phần ngăn chặn tội phạm này?” đại biểu nêu câu hỏi.
Bộ trưởng trả lời giải pháp mà Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đưa ra là khuyến cáo các nhà mạng chặn bằng biện pháp kỹ thuật và chuyển chứng cứ sang Bộ Công an để có biện pháp răn đe.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hiện tượng lừa đảo trên mạng xã hội khó phát hiện hơn, đặc biệt là mạng xã hội nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia với năng lực xử lý 100 triệu tin mỗi ngày, để sàng lọc, phát hiện lừa đảo và có biện pháp xử lý.
KHÔNG ĐẶT MỤC TIÊU THAY THẾ MẠNG XÃ HỘI NƯỚC NGOÀI
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) về việc xây dựng hệ thống mạng xã hội trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia đặt vấn đề này đồng thời nhấn mạnh điều này rất quan trọng vì "nếu không làm chủ không gian mạng thì sẽ khó nói tới tự chủ kinh tế số."
Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, ngay khi trở thành Bộ trưởng, việc đầu tiên là ông lập tổ công tác hỗ trợ phát triển mạng xã hội Việt Nam và đặt mục tiêu số lượng phải tương đương mạng xã hội nước ngoài.
Sau một năm, theo Bộ trưởng, mạng xã hội Việt Nam đã tăng trưởng 30%, lên 65 triệu người dùng. Số lượng này sẽ tăng lên 90 triệu vào năm 2020 với sự ủng hộ "ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của người dân.
"Hiện giờ nghĩ gì, nói gì, yêu ai, mua gì... đều nằm trên mạng xã hội. Nghĩa là não người Việt Nam tập trung ở một chỗ và chỗ này hiện không nằm ở Việt Nam. Sau này họ sẽ dùng vào việc gì? Điều này rất nguy hiểm vì đấy là an ninh quốc gia," Bộ trưởng chỉ rõ.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định không đặt mục tiêu thay thế mạng xã hội nước ngoài vì mỗi một mạng xã hội có tính chất, ưu điểm, mục đích khác nhau.
"Việt Nam đã hội nhập, mở cửa kêu gọi đầu tư. Ai vào Việt Nam làm ăn đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, giúp Việt Nam thịnh vượng lên,” Bộ trưởng nhấn mạnh./.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) về việc xây dựng hệ thống mạng xã hội trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia đặt vấn đề này đồng thời nhấn mạnh điều này rất quan trọng vì "nếu không làm chủ không gian mạng thì sẽ khó nói tới tự chủ kinh tế số."
Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, ngay khi trở thành Bộ trưởng, việc đầu tiên là ông lập tổ công tác hỗ trợ phát triển mạng xã hội Việt Nam và đặt mục tiêu số lượng phải tương đương mạng xã hội nước ngoài.
Sau một năm, theo Bộ trưởng, mạng xã hội Việt Nam đã tăng trưởng 30%, lên 65 triệu người dùng. Số lượng này sẽ tăng lên 90 triệu vào năm 2020 với sự ủng hộ "ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của người dân.
"Hiện giờ nghĩ gì, nói gì, yêu ai, mua gì... đều nằm trên mạng xã hội. Nghĩa là não người Việt Nam tập trung ở một chỗ và chỗ này hiện không nằm ở Việt Nam. Sau này họ sẽ dùng vào việc gì? Điều này rất nguy hiểm vì đấy là an ninh quốc gia," Bộ trưởng chỉ rõ.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định không đặt mục tiêu thay thế mạng xã hội nước ngoài vì mỗi một mạng xã hội có tính chất, ưu điểm, mục đích khác nhau.
"Việt Nam đã hội nhập, mở cửa kêu gọi đầu tư. Ai vào Việt Nam làm ăn đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, giúp Việt Nam thịnh vượng lên,” Bộ trưởng nhấn mạnh./.
Nguồn: Tuyên giáo VN
ConversionConversion EmoticonEmoticon