Những ngày đầu năm 2020, các thế lực thù địch, phản động tán
phát trên các trang mạng xã hội nhiều tài liệu xuyên tạc phát biểu của các đồng
chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Đáng
chú ý là xuyên tạc nội dung phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X, năm 2010: “Năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại” nhằm
đánh lừa dư luận, gây hoài nghi trong quần chúng nhân dân. Ba điểm cơ bản sau
sẽ góp phần nhận thức rõ bản chất sự việc:
1. Tính
chân thực của vấn đề
Trước
tiên, cần khẳng định, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X, năm 2010, đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam không
hề phát biểu: “Năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại”.
Hội
nghị Trung ương lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(khóa X), năm 2010 diễn ra trong 7 ngày, từ 22-28/3/2010. Hội nghị đã thảo luận
và thông qua các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng gồm: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ
Đảng và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng…
Tại Hội
nghị này, đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát biểu trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, mục tiêu tổng quát của Chiến lược
“Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn
trong giai đoạn sau”.
Như
vậy, các thế lực thù địch đã cố tình sử dụng thủ đoạn cắt xén, đánh tráo khái
niệm nhằm lừa bịp dư luận, tạo cớ để xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước và cá
nhân các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Hội nghị của BCH Trung ương Đảng khóa X |
2. Chủ
quan hóa khách quan, khách quan hóa chủ quan
Đảng ta
đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 với mục tiêu: “Phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại”. Đề ra mục tiêu như vậy là mong muốn, hướng đến của một chiến lược; trong
đó, không phải tất cả các mặt, toàn diện các lĩnh vực đều trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại mà là “cơ bản” trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.
Đảng ta
đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt “tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với
năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Giá
trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45%
trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong
tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Yếu tố
năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng ít nhất đạt 35%; chỉ số phát triển
con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75
tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm.
Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục y tế đạt trình
độ tiên tiến, hiện đại...”.
Mục
tiêu đó dựa trên cơ sở tổng kết giai đoạn 5 năm phát triển kinh tế - xã hội
2006 - 2010: “ Trong 5 năm 2006 - 2010, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ
USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước
đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai
đoạn 2001 - 2005. Tỉ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP từ 41% (năm
2005) tăng lên 41,1% (năm 2010); khu vực dịch vụ từ 38% (năm 2005) tăng lên
38,3% (năm 2010); khu vực nông nghiệp từ 21% (năm 2005) giảm xuống 20,6% (năm
2010).
Cơ cấu
lao động trong nông nghiệp từ 57,1% (năm 2005) giảm xuống 48,2% (năm 2010); trong
công nghiệp và xây dựng từ 18,2% (năm 2005) tăng lên 22,4% (năm 2010); dịch vụ
từ 24,7% (năm 2005) tăng lên 29,4% (năm 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân 5
năm đạt 7% (chỉ tiêu Đại hội X đề ra là 7,5 - 8%, phấn đấu đạt trên 8,5%/năm).
Cơ cấu ngành trong GDP: Khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 41,1% (chỉ tiêu 43 -
44%); dịch vụ 38,3% (chỉ tiêu 40 - 41%); nông nghiệp 20,6% (chỉ tiêu 15 -
16%)”.
Chúng
ta thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh trong nước
và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn, thách thức, tác động
tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 2008 (kéo dài 10 năm), cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và một số nước đang
lan rộng…Tuy nhiên, có thể khẳng định, chúng ta đã thực hiện cơ bản tốt Chiến
lược này.
Theo
báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước các năm đều có xu hướng
tăng; năm 2011 tăng 6,24%; năm 2012 tăng 5,25%; năm 2013 tăng 5,42%; năm 2014
tăng 5,98%; năm 2015 tăng 6,68%; năm 2016 tăng 6,21%; năm 2017 tăng 6,81%; năm
2018 tăng 7,31%; đến năm 2019, tổng sản phẩm trong nước tăng chung 7,02% của
toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp
4,6% vào mức tăng chung. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%,
đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%.
Không
phải ngẫu nhiên, tạp chí US News & World Report vừa xếp hạng Việt Nam đứng
thứ 8 trong số 20 quốc gia top đầu có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư; Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6,8%
năm 2019 và 6,7% năm 2020. Chuyên gia trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt
Nam đánh giá “trong bối cảnh tình hình bên ngoài nhiều thách thức như hiện nay,
Việt Nam là điểm sáng trong khu vực”.
Tổng
Giám đốc Quản lý và tư vấn nước ngoài thuộc Ngân hàng UOB đánh giá Việt Nam
“đang trở thành ngôi sao sáng” trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Đông Nam
Á.
Những
con số trên là minh chứng sống động, đầy tính thuyết phục cho sự phát triển
ngày một đi lên của Việt Nam, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước
ta, sự phù hợp trong định hướng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -
2020.
3. Bản
chất, mục đích của việc cắt xén, đánh tráo khái niệm
Trên cơ
sở khách quan, toàn diện, cụ thể, lịch sử và phát triển để đánh giá về Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 sẽ cung cấp cho Đảng ta thế giới
quan đúng đắn, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm, thấy được những khó
khăn, thách thức và quan trọng hơn cả là thấy được tính phù hợp của đường lối.
Thực
tiễn thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 sẽ là cơ sở,
nền tảng đặc biệt quan trọng để Việt Nam thực hiện các Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội những năm tiếp theo có tính căn cơ, phù hợp, hiệu quả, giành
được nhiều thắng lợi hơn.
Nhưng
với quan điểm thù địch, các đối tượng đã cố tình sử dụng phương pháp “cắt xén,
đánh tráo khái niệm” để đánh lừa dư luận và quy chụp, xuyên tạc, nói xấu lãnh
đạo Đảng, Nhà nước ta. Thủ đoạn này không mới, nhưng đã “lột tả” kiểu tư duy
“siêu hình”, chỉ “nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng”, thể hiện rõ âm mưu
nham hiểm của các đối tượng mà chúng ta cần cảnh giác.
Những
ngày đầu của năm 2020, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện các chiêu trò
hèn hạ nhằm tạo dựng bức tranh méo mó về Việt Nam, như: đưa ra tổng kết các sự
kiện diễn ra trong năm 2019 theo hướng nhìn nhận, đánh giá một chiều, quy kết
những hạn chế của vấn đề là do lỗi hệ thống của bản chất xã hội chủ nghĩa và do
lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta; xuyên tạc các vấn đề dân tộc, tôn giáo, tự do, dân
chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận; tung tin xuyên tạc, bôi nhọ
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cán bộ chủ chốt các cấp; tung tin sai
sự thật nhằm kích động kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ảo, nợ công ngày
càng tăng cao và vỡ nợ đang đến gần, nhất là tung hỏa mù về công tác nhân sự
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…
Tồn tại
xã hội quyết định ý thức xã hội, những lời lẽ thù địch, xuyên tạc của chúng
chẳng thể xóa nhòa được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trái
lại càng làm cho quần chúng nhận thức rõ hơn âm mưu nham hiểm của các thế lực
thù địch; hành vi xấu xa đó cũng không thể ngăn được sự phát triển của đất nước
với mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nguồn: CAND
ConversionConversion EmoticonEmoticon