Lá cờ gắn gốm rực sắc thắm rộng 310m2, một tác phẩm nghệ thuật khẳng định chủ quyền biển đảo, hiện diện tại đảo Trường Sa Lớn. Đây là thành quả không mệt mỏi trong bốn tháng ròng của cá nhân họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, công dân ưu tú Thủ đô, tác giả Con đường gốm sứ ven sông Hồng cũng như công ty TNHH nghệ thuật tân Hà Nội cùng sự ủng hộ của Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VPBank.
Với tình yêu biển đảo quê hương, ý tưởng làm quốc kỳ gắn gốm ở Trường Sa của chị Nguyễn Thu Thủy hình thành từ tháng 7 năm 2011. Chị muốn tận dụng không gian thứ năm của công nghệ số để bất kỳ ai khi tìm kiếm trên google, hay chụp ảnh từ vệ tinh, hoặc đi trên máy bay, đều có thể nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Nam trên đảo Trường Sa. Niềm vui đã đến vào cuối tháng 12 năm đó, Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân tạo điều kiện cho hai thành viên công ty TNHH nghệ thuật tân Hà Nội ra đảo Trường Sa lớn để khảo sát vị trí đặt cờ và tranh gốm.
Trở về đất liền, những thành viên trong dự án quốc kỳ Việt Nam và tranh gốm tại đảo Trường Sa Lớn bắt tay ngay vào việc. Chị Nguyễn Thu Thủy kể lại: “Những viên gốm mosaic nhỏ 3cm x 3cm và 1cm x 6cm với màu đỏ tươi, màu vàng tươi và một số màu dựa trên những phác thảo của 4 bức tranh gốm đã được chuyển về ghép cờ và tranh gốm tại xưởng 39A Hồng hà, nơi đã ghép tác phẩm con đường gốm sứ – công trình nhận được giải thưởng “Bùi Xuân Phái” vì tình yêu Hà Nội” năm 2008. Sau hơn một tháng chuẩn bị, những tấm gốm được c.ắt ra thành những tấm 1m x 1m và được đ.óng gói cẩn thận trong bao ni lông và trong thùng gỗ bắt đầu hành trình dài để đến Trường Sa”.
Khác với “con đường gốm sứ” đã được công nhận kỷ lục thế giới với đoạn đường vận chuyển chỉ vỏn vẹn 10 km, quốc kỳ ghép bằng gốm, công trình đặc biệt ý nghĩa này, đã đi gần 2.000 km từ bắc vào nam bằng tàu hỏa, bằng ô tô rồi tiếp tục theo năm chuyến tàu biển của hải quân vượt hàng trăm hải lý để cập đảo Trường Sa Lớn. Ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc công ty TNHH nghệ thuật Tân Hà Nội cho rằng, đây là cả một kỳ công để đưa gần 100 kiện gốm lên đảo an toàn. “K.hó khăn nhân lên gấp bội so với làm ở đất liền. Có những khi do sóng gió Trường Sa rất k.hắc n.ghiệt, tàu không thể cập được vào cầu cảng Trường Sa. Các chiến sĩ ở đảo phải chuyển tải bằng xuồng đưa thùng gốm xuống xuồng rồi chuyển vào đảo. Đã có 94 kiện gốm được chuyển đến. Mỗi kiện nặng 30 kg. Có trên 3, 5 tấn gốm. Xi măng, nguyên liệu phụ khác mang ra Trường Sa cùng với cả gốm tổng cộng là 10 tấn”, ông Cường cho biết.
Hai tháng miệt mài làm việc ngày đêm tại Trường Sa, trong điều kiện khí hậu k.hắc n.ghiệt, khi thì nắng gắt, lúc là những trận mưa rào xối xả, công trình trên nóc tòa nhà trung tâm của đảo Trường Sa Lớn đã hoàn thành đúng tiến độ trong niềm reo vui của cán bộ, chiến sĩ cùng bà con nhân dân trên đảo. Một chiến sĩ công tác tại đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhìn thấy lá cờ bằng gốm trên nóc nhà văn hóa của đảo thật rất tự hào, gần gũi. Bởi vì gốm sứ là chất liệu truyền thống có từ lâu rồi, chịu được sóng gió Trường Sa và khẳng định được chủ quyền ở biển đảo từ trên không. Lá cờ Tổ quốc bay trên nóc nhà văn hóa là mãi mãi. Rất tự hào khi có lá cờ to như thế. Lá cờ có độ dốc 5 độ, tàu ở phía xa cũng nhìn thấy lá cờ”.
Nhìn thấy lá cờ nổi bật trên đảo Trường Sa Lớn từ máy bay trực thăng, tác giả của dự án đã bật khóc. “Lúc đó tôi vô cùng hạnh phúc và xúc động khi nhìn thấy lá cờ nổi bật trên nền xanh của cây cối đảo Trường Sa Lớn. Hòn đảo hiện lên thật thiêng liêng, như một trái tim và nổi bật là lá cờ đỏ thắm bằng chất liệu gốm sứ, một chất liệu truyền thống có tính bền vững lâu đời của cha ông. Chắc chắn sẽ góp phần là một tiếng nói khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước thông qua ngôn ngữ nghệ thuật”, chị Thủy nói.
Ngoài lá cờ gắn gốm khổng lồ nặng 3,5 tấn, có có kích thước 12,40mx25m, được ghép từ 310.000 viên gốm mosaic được Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao bằng chứng nhận Lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam, các nghệ sĩ công ty nghệ thuật tân Hà Nội đã thể hiện 4 bức tranh gốm đặt hai bên bức tường cạnh cột mốc chủ quyền. Các bức tranh ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ hải quân cùng ước vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam cũng như những hình ảnh thân thuộc, nét đẹp của thiên nhiên đất nước được hiện diện nơi đảo xa. Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy bộc bạch: “Chính Trường Sa đã mang đến cho tôi nhiều cảm xúc và lúc này đây tôi hiểu hơn bao giờ hết tình yêu Tổ quốc. Giờ đây khi trở về Hà Nội tôi thấy nhớ Trường Sa da diết, tôi muốn nhờ Đài Tiếng nói Việt Nam gửi bài thơ “Nhớ Trường Sa” của tôi tới các chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa: Sông Hồng ơi, đem nước ra biển lớn/ Chở giùm tôi thương nhớ tới Trường Sa/ Ở nơi ấy, những tháng ngày trọn vẹn/ Tôi đã coi hòn đảo nhỏ là nhà/ Bao tự hào mỗi phút ở Trường Sa/ Núm ruột xa của Mẹ hiền Tổ quốc/ Bao là nhớ những phút giây hạnh phúc/ Trước mũi tàu, khi đảo bỗng hiện ra/ Nhớ xiết bao giữa trời biển bao la/ Những vồng sóng ạt ào xô bờ cát/ Nhớ xiết bao hoa bàng vuông e ấp/ Tiếng chuông chùa từng nhịp gióng ngân nga/ Nhớ những chiều vàng nắng gió Trường Sa/ Trong sáng lắm là ánh nhìn chiến sỹ/ Giòn khanh khách là tiếng cười lũ trẻ/ Bao mến thương, nơi ấy sống chan hòa/ Tôi gửi hồn vào lá cờ Tổ quốc/ Giữa Trường Sa lấp lánh ánh bình minh/ Yêu Trường Sa, tôi càng yêu đất nước/ Nhớ Trường Sa! Từng mạch đập, tim mình!/ Sông Hồng ơi, hãy chở ra biển lớn/ Nỗi lòng tôi đang thương nhớ: Trường Sa/ Tôi lại mơ một ngày không xa lắm/ Về Trường Sa, tôi về lại Trường Sa”.
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy mong muốn loại hình nghệ thuật mosaic – thể loại tranh gốm ghép bằng những mảnh gốm nhỏ – sẽ trường tồn ở đảo xa, và sẽ có nhiều bức tranh gốm đẹp nữa xuất hiện tại nhiều hòn đảo trên quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc./.
Lan Phương
ConversionConversion EmoticonEmoticon