Luật sư Luân Lê đưa ra quan điểm: “với 3-4 nắp can xăng dung tích 20 lít (chỉ còn 4-6 lít) thì chỉ gây bỏng chứ không thể gây than hoá hầu hết thân thể các cảnh sát như vậy”.
Từ đó, Luật sư Luân Lê và các Luật sư cùng hội đều thống nhất yêu cầu: “Thực nghiệm điều tra”.
Theo Luật pháp, việc thực nghiệm hiện trường không tiến hành với các vụ bắt quả tang. Vụ này là bắt quả tang ngay khi hành vi phạm tội diễn ra. Tuy nhiên, nếu thấy cần và hệ thống tư pháp đồng thuận thì sẽ thực nghiệm theo yêu cầu của một bên nào đó. Miễn yêu cầu có cơ sở khoa học.
Và việc “phân tích khoa học” như Ls Lê Luân rất cần khuyến khích. Nhưng có vẻ Luật sư quá tự tin và chưa chừa đường lùi để gỡ tội cho thân chủ khi thực nghiệm được thực hiện mà sự cháy dữ dội gây chết người xẩy ra như cáo trạng. Ls quá tự tin giả định không gian giếng không thể duy trì lửa đủ lâu để gây chết người.
Nhưng thực tế giả thuyết hoàn toàn có thể đổ vỡ do các giả thiết thiếu sót chủ quan. Thực tế hiện tượng cháy trong không gian giếng diễn ra rất phổ biến. Mô hình nó dạng này (ảnh).
Với mức lửa như thế trong không gian kín hoàn toàn có thể gây ch.ết người sau chưa quá 1 phút và gây cháy đen toàn bộ da ngoài trong 5-10 phút… Với nhiều người không biết do kém kiến thức về “Hóa và Lý” hay do chỉ muốn tin cái bản thân muốn mà quên đi các kiến thức cơ bản lại cứ nằng nặc bám vào cáo lý luận là:
“Nếu ch.áy rất nhi.ều cơ thể mới ch.áy đen, vậy thành (tường) hố phải đen kịt!”
Cái này, cần hiểu rằng dù có tỉ lệ chiều cao/diện tích miệng hơn lớn hơn mà phản ứng cháy vẫn diễn ra liên tục đến giọt vật liệu cháy cuối cùng nơi đáy cốc/phi/giếng và kể cả với dạng bình miệng hẹp, phản ứng cháy vẫn diễn ra mãnh liệt đến hết vật liệu cháy như trong hình phía trên… cho nên thành (tườn) hố chỉ đen khi nhiệt cháy thấp khiến phản ứng cháy không hoàn toàn và tạo C dư.
Với cháy xăng thì rất khó để có C dư… còn để cháy đen thì thực tế rất nhiều tai nạn lao động do cháy xăng dầu cho thấy, thới gian cháy chỉ tính bằng s (giây) cũng đã gây cháy đen. Điển hình nhất các vụ cháy do hàn téc xăng hay thùng dầu.
Đồng thời, phản ứng cháy nó không ngay lập tức tạo ra CO2 và H2O. Nó tạo ra nhiều chất trung gian như CO, H2, C. Các chất này bốc lên miệng (giếng trời) cháy tiếp.
Về cái lý luận: “trong hố cháy thế mà sao sợi dây điện, dây nịt không cháy đen ?”… thì về cháy trong giếng thì nó thế này. Đầu tiên những ai ủng hộ cái quan điểm kia hãy ra bờ sông nhìn dòng nước chảy. Bên bờ sông luôn xuất hiện xoáy nước ngược hướng dòng chảy. Nước chảy càng mạnh, xoáy ngược càng lớn…
Do tính chất của khí cũng tương tự nên khi có dòng khí thăng do lửa cháy thì thành hố luôn xuất hiện xoáy khí đối lưu đưa không khí xuống hố. Chính dòng xoáy này làm thành hố/giếng như không cháy… và khi đó kể cả vật liệu dễ cháy bám sát thành hố lại không bị cháy… Mọi người có thể thực nghiệm thử bằng đốt sợi tóc để sát thành cốc xem nó có cháy không.
Vụ này cơ sở nghi ngờ của LS yếu bởi hiểu biết về cháy nổ và hiện tượng lý hóa yếu. Tuy thế, nếu xét trên yếu tố dân túy thì cũng có khả năng sẽ thực nghiệm, vì đây mới chỉ là phiên sơ thẩm nên nếu có kháng án sẽ có thực nghiệm ở phiên tòa phúc thẩm.
Và khi khẳng đình bằng thực nghiệm đám cháy từ đổ xăng vào giếng gây chết 3 cs qua thực nghiệm, e số án tử hình không còn dừng ở 2 người.
P/s: Tóm lại cãi nhau với mấy anh không học vật lý cho tử tế thì phí nhời. Mô hình mô phỏng quá trình cháy đầy trên mạng. Ông nào làm than hoạt tính cũng biết luôn thế nào là than hoá trong điều kiện yếm khí.
ConversionConversion EmoticonEmoticon