Những ngày gần đây câu chuyện bầu cử ở Mỹ đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, trên khắp các diễn đàn thế giới đến Việt Nam cũng là những lời bàn luận về Joe Biden và Donald Trump. Và lợi dụng sự quan tâm của đông đảo dân chúng Việt Nam, những kẻ phản động, thù địch trong và ngoài nước ra sức chống phá cho rằng “cần xoá xơ chế Đảng cử dân bầu”, “phải sửa luật bầu cử”.
Cụ thể, trên trang facebook của Việt Tân liên tục đăng tải các bài viết về chuyện bầu cử ở Mỹ và bầu cử ở Việt Nam với những lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt rằng: “Tại Mỹ, các ứng viên Tổng Thống sẽ phải dốc toàn lực cạnh tranh, vận động, đề ra chính sách để thu hút cử tri. Trong khi đó tại các nước độc tài, các lãnh đạo nắm quyền lại dựa vào sự dàn xếp, thoả hiệp giữa các phe phái trong bộ máy cầm quyền. Người dân bị gạt ra ngoài rìa các sinh hoạt chính trị. Một nền dân chủ mạnh là nền dân chủ có nhiều sắc thái, chứ không phải kiểu lãnh tụ “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”, “Tại Việt Nam làm gì có cuộc bầu cử tự do như nước Mỹ. Chỉ có Đảng chọn người, đảng quyết định và đảng tự phong chức cho nhau, rồi sau đó đảng tuyên bố kết quả là do ý dân, 100% do dân bầu. Đó là lý do người dân chẳng hề quan tâm đến các cuộc bầu cử do Đảng tổ chức!”
Hay chúng hô hào rằng: “Để lập được một quốc hội có năng lực thì trước hết phải kiên quyết bỏ hẳn cách Đảng cử dân bầu, Mặt trận độc quyền giới thiệu. Phải mở rộng đường cho việc tự ứng cử và vận động ứng cử tự do”.
Dường như Việt Tân đang cố tình đánh lận con đen, bịa đặt về chuyện bầu cử ở Việt Nam. Cách chúng cho rằng ở Việt Nam “Đảng cử dân bầu” là chưa phản ánh đúng nội dung phương thức Đảng lãnh đạo bầu cử. Đảng ta không hề áp đặt, đạo diễn sắp xếp sẵn như những kẻ phản động rêu rao.
Trên thực tế, theo luật Tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành, số lượng, cơ cấu, thành phần, nhân sự ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội và HĐND được xác lập theo một quy trình chặt chẽ, đúng pháp luật, do các cơ quan bầu cử, tổ chức chính trị, xã hội khác nhau thực hiện, triển khai hoàn toàn không phải chỉ do “Đảng cử, dân bầu”.
Trước kỳ bầu cử, ở tất cả các địa phương trong cả nước, từ việc lựa chọn người ứng cử, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác đến việc tổ chức các vòng hiệp thương để ra được danh sách ứng cử viên chính thức đều được tiến hành dân chủ, đúng luật, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Quá trình vận động bầu cử của các ứng cử viên cũng được thực hiện rất công bằng, dân chủ và công khai.
Và thực tế ở Mỹ, Anh hay nhiều nước Châu Âu không nói gì đến cơ chế “Đảng cử, dân bầu” nhưng thực tế họ thực hiện không khác gì ở Việt Nam. Việc giới thiệu ứng cử viên ở hầu hết các nước đều do các đảng phái chính trị thực hiện. Ví dụ, ở Cộng hòa Liên bang Đức, việc giới thiệu ứng cử viên vào Nghị viện là độc quyền của các đảng chính trị. Ở Mỹ, việc lựa chọn ứng cử viên để bầu cử Tổng thống, Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ, chủ yếu chỉ có đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ luôn cạnh tranh nhau và người dân chỉ được bỏ phiếu cho 2 người đó. Nhưng phiếu của người dân Mỹ cũng chỉ là phiếu phổ thông, quyết định Tổng thống là ai thuộc về 528 đại cử tri. Kỳ bầu cử 2016, bà Hillary Clinton có số lượng phiếu bầu phổ thông lớn hơn so với ứng cử viên Donald Trump nhưng vẫn là người thua cuộc.
Ở Việt Nam, Nhà nước ta luôn bảo đảm cuộc bầu cử thật sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai, và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử. Do đó mà mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu QH, và ứng cử đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật.
Thực tế cho chúng ta thấy, với lịch sử hơn 70 năm phát triển và không ngừng hoàn thiện, Quốc hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân ta. 13 lần bầu cử Quốc hội diễn ra trong lịch sử dân tộc đã luôn thể hiện sự tôn trọng quyền tự do dân chủ của mỗi cử tri, các quy trình theo đúng quy định của luật pháp. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tiếng nói đại diện của tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có việc mở rộng số lượng đại biểu Quốc hội cho người ngoài Đảng và tạo điều kiện cho mọi công dân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện có thể ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nhân dân, cử tri đã có tinh thần thực hiện quyền của mình, trách nhiệm của mình, thực sự biến ngày bầu cử thành ngày hội của toàn dân.
Càng gần đến ngày bầu cử, bè lũ phản động, cơ hội chính trị càng “điên cuồng” chống phá với nhiều thủ đoạn thâm độc. Mỗi công dân Việt Nam cần nâng cao nhận thức, cảnh giác đấu tranh làm thất bại những mưu đồ đen tối đó. Với tinh thần cảnh giác và kiên quyết của mỗi người dân Việt Nam thì những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch sẽ bị vạch trần và không thể thực hiện được mưu đồ xấu xa của chúng.
Nguồn: Hải Anh
ConversionConversion EmoticonEmoticon