Mới đây, Economist Intelligence Unit (EIU) đã công bố báo cáo về tình hình nhân quyền năm 2020 với một bản đồ thể hiện chỉ số dân chủ, nhân quyền của các nước thông qua màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam, xám bắt mắt. Tuy nhiên, không khác gì mọi năm, tổ chức này vẫn tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm gần cuối bảng về tình hình nhân quyền với gam màu cam như quả cà chua.
EIU được cho là tổ chức có uy tín, thường đưa ra những báo cáo về kinh tế có giá trị, nhưng không hiểu vì sao về nhân quyền và chính trị thì những kết quả khảo sát của tổ chức này đều không có nguồn trích dẫn và không được kiểm chứng rõ ràng. Đặc biệt, EIU luôn có cái nhìn rất giống một số tổ chức nhân quyền khác của Mỹ và phương Tây khi nói về tình hình nhân quyền của Việt Nam mà không hề xem xét thực tế khách quan.
Một ví dụ cụ thể, từ khi bắt đầu cuộc chiến chống dịch Covid-19 đến tận thời điểm này, Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất dám tuyên bố và đã thực hiện được tôn chỉ “không một ai bị bỏ lại phía sau”, sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích kinh tế, ưu tiên bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân. Chẳng có một quốc gia nào có hoạt động thiện nguyện “ATM gạo”, càng không có quốc gia nào chữa trị miễn phí cho công dân nhiễm virus Corona như Việt Nam. Khả năng khoanh vùng, cách ly, kiểm soát dịch bệnh, chăm sóc người dân đi cách ly đến nỗ lực hạn chế số ca tử vong ở mức thấp nhất của Việt Nam đã được truyền thông quốc tế liên tục ngợi ca. Mặc cho mây đen bao phủ toàn thế giới thì Việt Nam vẫn cố gắng đảm bảo mục tiêu kép, giữ nền kinh tế luôn tăng trưởng dương, hỗ trợ tối đa cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Không chỉ thế, dư luận quốc tế ấn tượng với Việt Nam như một “ngọn hải đăng” trong chống dịch, vừa đóng góp chủ động, tích cực hợp tác, chia sẻ cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch cũng như hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định cho khu vực và thế giới. Một đất nước nhân văn và trách nhiệm như Việt Nam, liệu có đáng bị EIU xếp vào nhóm gần cuối bảng về tình hình nhân quyền hay không?
Chưa hết đâu, Việt Nam – đất nước bị EIU nhận định thấp về chỉ số dân chủ và nhân quyền với màu cam nổi bật trên bản đồ lại là một đất nước sống có trách nhiệm và tình người với cộng đồng quốc tế rất nhiều lần. Nếu như Mỹ và phương Tây mang bom đạn, tang tóc đến với mảnh đất và con người Châu Phi thì Việt Nam lại mang đến cho họ những cánh đồng lúa, vườn rau xanh mướt, cho họ cái ăn, khai sáng văn minh công nghệ, viễn thông. Liên Hợp quốc từng gửi thư 2 lần cho Chính phủ Việt Nam và công nhận đóng góp to lớn của Việt Nam tại Châu Phi nhưng có vẻ như EIU đã không thừa nhận điều này.
Trông vào bản đồ thế giới thể hiện tình hình dân chủ, nhân quyền các nước mới cảm thấy nực cười làm sao khi Mỹ, Anh, Pháp, Ý và một số quốc gia Châu Âu đã từng từ bỏ chữa trị cho người già, người mắc bệnh nền, thu phí chữa trị người mắc bệnh lại chễm chệ với gam màu xanh tươi sáng, biểu thị chỉ số rất cao. Xin được nhắc lại, những đất nước có chỉ số dân chủ, nhân quyền cao nhưng quyền cơ bản nhất của một công dân là được sống lại không được bảo đảm. Vậy nhận định của EIU đã đúng chưa? Càng vô lý hơn ở chỉ số nhân quyền của Thái Lan và Myanmar, khi một nước liên tục chìm đắm trong các cuộc biểu tình yêu cầu cải cách chế độ quân chủ; một nước đảo chính, bạo loạn chưa có dấu hiệu chấm dứt nhưng vẫn được xếp vào nhóm cao hơn Việt Nam. Và xét về chỉ số thì chúng ta chỉ vượt qua được một số nước như Triều Tiên, Lào, Cuba, Yemen. Từ đó có thể khẳng định: Nếu không phải EIU cố tình công bố không chính xác thì chỉ có thể, tổ chức này không có khả năng quan sát, khảo sát và làm thống kê mà thôi.
Một tổ chức được cho là cung cấp những dịch vụ dự đoán, cố vấn khắp thế giới qua nghiên cứu và phân tích nhưng thật đáng tiếc, lần này, EIU đã khảo sát, phân chia gam màu không phù hợp với tình hình dân chủ, nhân quyền thực tế của các nước, đặc biệt là ở Việt Nam.
Đặng Trường
ConversionConversion EmoticonEmoticon