hật sự là khó hiểu, tình hình căng thẳng tại Myanmar đang leo thang, số người thương vong sau các cuộc biểu tình ngày một gia tăng, sản xuất tại nhiều thành phố bị đình trệ, cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Vậy nhưng nhóm “loa làng” trong giới dân chủ lại tung hô, cổ vũ, coi đây là hình mẫu lý tưởng để người dân Việt Nam học theo. Phải chăng, thước đo về dân chủ, tự do trong mắt các “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh vì nhân quyền” là bom bay đạn lạc, là máu chảy vô ích, là bạo loạn liên miên? Nếu vậy, người Việt Nam xin từ chối nhận “món quà dân chủ” này.
Từ khi chính biến diễn ra tại Myanmar, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị liên tục lợi dụng, coi đây là một cái cớ để tấn công chống phá chính quyền. Núp dưới vỏ bọc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, những kẻ xấu gieo rắc các quan điểm, tư tưởng, nhận thức sai lệch về tình hình trong nước; so sánh một cách khập khiễng vấn đề Myanmar với Việt Nam từ đó kích động bạo loạn, chống đối; vu khống, bôi nhọ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tại Myanmar…
Khi nhóm “con buôn”, “cò mồi”, “tay sai” núp bóng “dân chủ” lên tiếng
Chiến tranh, loạn lạc, bất ổn, mâu thuẫn nội bộ… là những vấn đề không ai mong muốn. Việt Nam là một quốc gia từng trải qua chiến tranh; Nhiều người Việt đã phải ngã xuống, hi sinh xương máu để có nền hòa bình, độc lập như hiện tại. Hơn ai hết, Việt Nam hiểu sâu sắc, rõ ràng nỗi đau mà chiến tranh mang lại. Chính vì vậy, quan điểm xuyên suốt và nhất quán Việt Nam là bảo vệ nền hòa bình, ổn định của đất nước. Trong quan hệ đối ngoại, chúng ta cũng luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, thúc đẩy giải quyết mọi tranh chấp, mâu thuẫn bằng con đường đàm phán hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Quay lại với vấn đề Myanmar, có thể thấy rất nhiều đối tượng “cò mồi dân chủ”, “con buôn dân chủ” đang cố tình đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, hướng lái thông tin để tạo cớ công kích, chống phá Việt Nam. Thậm chí, những kẻ này còn cho rằng Myanmar là “hình mẫu” về đấu tranh vì dân chủ mà người Việt Nam phải học theo; rêu rao rằng những gì đang diễn ra tại Myanmar sẽ tạo ra các “thông điệp dân chủ” cho Việt Nam. Thậm chí, có một số kẻ tại “tự nhục” và đặt câu hỏi rằng “bài toán dân chủ tại Việt Nam chừng nào mới có giải đáp?”.
Thông qua mạng xã hội, các “con buôn”, “cò mồi”, “tay sai” núp bóng “dân chủ” rêu rao vô số thông tin, luận điệu sai lệch, độc hại. Đơn cử như Việt Tân trích lời của Đỗ Thị Thu, là vợ của Trịnh Bá Phương, con dâu của Cấn Thị Thêu phát biểu, “Em thấy hành động của những người Miến Điện rất là dũng cảm. Còn đối với Việt Nam thì em nghĩ là chưa đến lúc”. Hay như một kẻ mang danh Luật sư nhưng mất gốc – theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng – Vũ Đức Khanh thì lại cho rằng, “Chính quyền Cộng sản Việt Nam đã thành công tạo ra một xã hội nơi đó, con người không còn đề cao những giá trị tinh thần và quyền con người, để chỉ biết hưởng thụ vật chất” … Cuối cùng, các “nhà bình loạn” đúc kết, “bài toán của Miến Điện sẽ được giải quyết trong vài tháng nhưng bài toán dân chủ của Việt Nam thì chưa biết chừng nào mới có giải đáp”.
Bài toán dân chủ tại Việt Nam, thực tiễn chính là lời giải đáp
Các đối tượng chống đối liên tục tung ra luận điệu cho rằng Hồng Kông, Myanmar là “hình mẫu lý tưởng” cho đấu tranh vì dân chủ. Đi liền với đó, các đối tượng xấu cũng đẩy mạnh việc công kích, vu khống cho rằng Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền.
Xin thưa, nếu nói về đấu tranh cho dân chủ, đấu tranh cho quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc thì Việt Nam không hề ít. Nhân dân Việt Nam đã anh dũng hi sinh để có được nền hòa bình như hiện nay. Theo thống kê, Việt Nam có đến 1.146.250 liệt sỹ trên cả nước, gồm: 191.605 liệt sỹ hi sinh trong kháng chiến chống Pháp, 849.018 liệt sỹ hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ, 105.627 Liệt sỹ hi sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo…) Đó là cái giá mà nhân dân Việt Nam đã trả để có được nền hòa bình, dân chủ như hiện tại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích”, ngày 13 tháng 7 năm 1952 đã dạy: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Thấm nhuần tư tưởng phải dựa vào chính sức mạnh của bản thân, toàn dân, toàn quân Việt Nam đã đoàn kết một lòng để đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, chống chủ nghĩa đế quốc, giành lại và bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, hòa bình, ổn định của dân tộc.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, về mọi mặt; nền dân chủ của Việt Nam được củng cố; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một tăng cao. Vì vậy, chẳng có lý do gì để người dân Việt Nam phải “học đòi” Hồng Kông, Myanmar về cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền”. Chỉ có những kẻ “thần kinh”, “hoang tưởng” mới xúi giục người dân Việt Nam đạp đổ nền hòa bình hiện tại.
Bảo An
ConversionConversion EmoticonEmoticon