Theo chương trình, ngày 23/5 sắp tới, người dân cả nước sẽ đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khỏa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tuy nhiên, những đối tượng xấu vẫn luôn tìm mọi cách để tiến hành chống phá, vu khống Việt Nam không có tự do bầu cử.
“Bầu cử tại Việt Nam: thiếu tự do và không công bằng” là luận điệu đang được RFA Tiếng Việt rêu rao. Lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, RFA liên tục tung ra những bài viết, thông tin, luận điệu, nhận định sai trái, phi lý, vô căn cứ, mang tính chất xuyên tạc về tình hình Việt Nam. Hành động của RFA đang thực hiện phơi bày ngày càng rõ nét bộ mặt thật đầy tiêu cực, thù hằn đối với Việt Nam. Những thông tin sai trái được RFA rêu rao có thể kể đến như: “bầu cử ở Việt Nam là phi dân chủ”, “không chấp nhận cho lực lượng bất đồng chính trị được chen chân vào các cơ quan dân cử”, “không cần thông qua ý chí của người dân”, “Đảng cầm quyền gia tăng kiểm soát các phương tiện truyền thông trước và sau các cuộc bầu cử”, “các Ủy ban bầu cử không độc lập”. Đồng thời, RFA cũng mị hoặc người dân bằng luận điệu cho rằng “bầu cử công bằng có nghĩa là tất cả các đảng phái chính trị đã đăng ký đều có quyền bình đẳng trong việc tranh cử, vận động cử tri và tổ chức các cuộc họp mít tinh”…
Hiếu đúng về tự do trong bầu cử
Việc bầu cử tại Việt Nam là hoàn toàn tự do. Tính chất tự do trong bầu cử được thể hiện ở việc người dân được toàn quyền tự do lựa chọn người mà mình cảm thấy có đủ năng lực, đủ tin tưởng để bỏ phiếu bầu. Không ai có quyền sửa chữa, thay đổi lá phiếu của các cử tri. Đồng thời, không ai có thể làm thay đổi kết quả bỏ phiếu của cử tri.
Lâu nay, không ít kẻ lâu nay vẫn lấy việc các đối tượng chống phá Nhà nước nhưng bày trò “tự ứng cử” bị bắt giữ là lý do để rêu rao Việt Nam “ngăn cản những người bất đồng chính kiến, bất đồng chính trị ứng cử”, là “thiếu tự do”. Nhưng những kẻ tự cho mình là “cấp tiến”, “đi trước thời đại”… lại luôn miệng đòi xóa bỏ Hiến pháp, đòi thay đổi chế độ, đòi lật lại lịch sử thì làm sao có tư cách để ngồi vào các cơ quan dân cử? Nếu chúng ta để vàng thau lẫn lộn, trắng đen không rõ ràng, tạo cơ hội cho những kẻ “bất đồng chính trị” chen chân vào các cơ quan dân cử cũng chẳng khác gì hành động tự tay lấy đá đập vào chân mình, tự tay tấn công vào nền hòa bình của dân tộc.
Hiểu đúng về công bằng trong bầu cử
Tính công bằng trong bầu cử cần phải hiểu là tất cả người dân đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đều có quyền bầu cử và ứng cứ (mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú, mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử); tất cả lá phiếu của các cử chi không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có giá trị ngang bằng nhau (mỗi cử tri được bỏ một phiếu bầu, giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt); tất cả các ứng cử viên đều bình đẳng với nhau, có quyền đưa ra các chương trình hành động, vận động tranh cử.
Đồng thời, sự công bằng còn được thể hiện ở sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, số đại biểu được bầu ở từng địa phương, bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Sự công bằng, bình đẳng, dân chủ trong bầu cử tại Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Những luận điệu xuyên tạc, chống phá, kích động không tham gia bầu cử là hành động đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Bảo An
Theo: Canhco.net
ConversionConversion EmoticonEmoticon