ừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã công bố kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội và danh sách 499 tân Đại biểu Quốc hội khoá XV. Xung quanh vấn đề này, một số đối tượng xấu đã tiếp tục tiến hành xuyên tạc, đánh lận bản chất vấn đề, dẫn dắt dư luận đi theo hướng tiêu cực.
Nằm trong chiến lược chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước Việt Nam, các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều chiêu trò nhằm chống phá bầu cử. Một mặt, các đối tượng tìm mọi cách để “cài cắm” những người “bất đồng chính kiến”, “cấp tiến” vào Quốc hội nhằm biến nghị trường Quốc hội trở thành một diễn đàn cho các đối tượng “dân chủ” biểu diễn, truyền bá những quan điểm, nhận định, đánh giá lệch lạc, sai trái, tạo ra sự bất đồng trong cơ quan lập pháp. Mặt khác, các đối tượng ra sức bôi lem, vấy bẩn tính dân chủ trong công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội cũng như các hoạt động của Quốc hội để làm giảm uy tín của cơ quan quyền lực Nhà nước.
Và ngay cả khi kết quả bầu cử đã được công bố, những “chiếc loa dân chủ” vẫn ráo riết rêu rao nhiều luận điệu tiêu cực.
Sự thất bại của “con rối dân chủ”
Trước hết, những đối tượng này “thương vay khóc mướn” khi “mầm mống dân chủ” Lương Thế Huy bị trượt Đại biểu Quốc hội. Dễ dàng có thể thấy, trước ngày bầu cử diễn ra, các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối như Việt Tân, Chân trời mới media… liên tục đăng đàn ca ngợi, cổ vũ cho Lương Thế Huy, xây dựng hình tượng Lương Thế Huy như một “biểu tượng dân chủ mới” nhằm đánh lừa, mị hoặc dư luận.
Thế nhưng đời không như mơ, kết quả, Lương Thế Huy chỉ đạt 17,69% phiếu bầu và trượt Đại biểu Quốc hội, chấm dứt mưu đồ gây dựng “tiếng nói bất đồng” trong lòng Quốc hội. Vậy nhưng “mặt dày” thay, các đối tượng xấu lại đổ lỗi cho sự thất bại của Lương Thế Huy là do bầu cử không minh bạch, do “bị chính quyền cản trở”, “bị chính quyền bôi nhọ danh dự trước khi diễn ra bầu cử”… Hài hước hơn, các đối tượng xấu vẫn tiếp tục mưu đồ đánh lừa người dân bằng cách ca ngợi Lương Thế Huy bằng nhiều ngôn từ hoa mỹ, cho rằng “dù thất bại trong kỳ bầu cử nhưng Lương Thế Huy đã biến các vấn đề chính trị trở nên tươi mới, gần gũi và có nhiều ý nghĩa hơn”?!…
Nói thẳng, ai đủ điều kiện cũng có quyền ứng cử Đại biểu Quốc hội. Vậy nhưng người dân hoàn toàn tỉnh táo để lựa chọn những người mà mình tin tưởng nhất vào Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Hơn ai hết, các đối tượng dân chủ thừa biết Lương Thế Huy không đủ uy tín để có thể vào Quốc hội và mục đích Lương Thế Huy ứng cử vào Quốc hội không phải để cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Việc Lương Thế Huy chỉ đạt 17,69% phiếu bầu đủ cho thấy uy tín của Lương Thế Huy ở trong lòng quần chúng đạt đến mức nào. Việc ca ngợi, cổ vũ, hình tượng hoá Lương Thế Huy như một “biểu tượng dân chủ” chỉ là chiêu trò của “phường dân chủ”. Mặt khác, cũng cần nói thẳng, Lương Thế Huy chỉ là một “con rối dân chủ”, không hơn không kém. Vì vậy, thủ đoạn lấy sự thất bại của Lương Thế Huy và đổ lỗi cho chính quyền, cho Đảng, cho chế độ là không thể chấp nhận được.
Luận điệu đánh lạc tính dân chủ trong bầu cử
Có thể thấy, sau khi kết quả bầu cử được công bố, các đối tượng xấu đã ra sức công kích những trường hợp tự ứng cử và trúng cử.
Ngay từ những giai đoạn chuẩn bị bầu cử đầu tiên, các đối tượng xấu ra sức rêu rao cho rằng bầu cử Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam là không công bằng, thiếu dân chủ. Trong lập luận của những “nhà dân chủ”, bầu cử tại Việt Nam sẽ không có chỗ cho những người tự ứng cử.
Vậy nhưng thực tế, đã có 4/9 người tự ứng cử trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV. Đáng buồn thay, trong số những người tự ứng cử thành công lại không có cái tên Lương Thế Huy – “mầm mống dân chủ” được các đối tượng tích cực ủng hộ.
Sau sự thành công của một số ứng viên độc lập, các đối tượng chống đối tiếp tục chống phá bằng cách bôi lem nhân thân, sự nghiệp và chương trình hành động của những người tự ứng cử đã trúng cử. Họ cho rằng những người này trúng cử là do “nịnh” Đảng, do “theo phe Đảng”; cho rằng những ứng viên này “không đóng góp gì cho xã hội”… Suy cho cùng, mục đích mà những đối tượng xấu hướng đến vẫn là nhằm xuyên tạc tính dân chủ trong công tác bầu cử tại Việt Nam, từ đó tạo cớ để bôi lem, vấy bẩn, chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, tạo sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” từ bên trong, tiến tới việc lật đổ chế độ.
Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2016 tại Việt Nam được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, bảo đảm tính dân chủ, thượng tôn pháp luật. Những người trúng cử là những người nhận được niềm tin của quần chúng nhân dân. Vì vậy, mọi hoạt động xuyên tạc, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước đều phải bị vạch trần và đấu tranh loại bỏ.
Bảo An
Theo canhco.net
ConversionConversion EmoticonEmoticon