RFA xuyên tạc rằng, sự tha hóa quyền lực của một số lãnh đạo và sau đó là việc sợ hãi “chống tham nhũng” mà không dám “đột phá” đều là do thể chế chính trị Việt Nam.
Phải khẳng định sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm hay “đột phá” là một trong những phẩm chất cốt lõi, tốt đẹp, xuyên suốt của con người Việt Nam từ thuở dựng nước đến thời hiện đại. Trong quá trình dựng nước, người Việt Nam nhiều thế hệ đã chủ động tiếp thu văn minh thế giới, tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo kết hợp với văn hóa bản địa tạo ra nhiều thành tựu riêng. Tâm thế chủ động, dám nghĩ, dám làm cũng giúp dân tộc Việt Nam vượt qua nhiều thời khắc nghiệt ngã của lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu các thành tựu trí tuệ và văn hóa của cả phương Đông và phương Tây, trong đó chủ nghĩa Mác – Lênin rồi vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam để đánh đổ thực dân, giành lại độc lập cho dân tộc. Đến kỷ nguyên đổi mới, khi các nước xã hội chủ nghĩa khác tiếp nhận cải tổ ở Liên Xô và cải cách của Trung Quốc một cách máy móc đã sụp đổ thì Việt Nam vẫn đứng vững, tìm ra lối đi cho riêng mình.
Lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại gắn những tấm gương cán bộ lãnh đạo bản lĩnh, sáng tạo và quyết đoán như: Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc – người khởi xướng “khoán hộ” với những đổi mới sáng tạo phát triển nông nghiệp; Tổng Bí thư Trường Chinh và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đổi mới tư duy kinh tế, khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước; hoặc những quyết định “xé rào, bung ra” của Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Kiệt… Đây chính là những minh chứng sinh động cho thấy: Từ trong thực tiễn đã xuất hiện những cán bộ lãnh đạo không chỉ thấm nhuần đạo đức cách mạng, nguyên tắc và bản lĩnh, mà còn luôn sáng tạo, “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” vì lợi ích chung…
Khi nhìn nhận về sự đột phát của các cán bộ thời trước, RFA cho rằng động cơ thúc đẩy sự sáng tạo của họ chỉ có thể xuất hiện trong thời đại cũ, nơi mỗi người sống trong những nhóm nhỏ mà “không thể chuyển sang phạm vi toàn xã hội hiện đại với nền kinh tế phức tạp và hệ thống thông tin liên lạc đại chúng”. RFA còn trâng tráo cho rằng ở thời hiện đại, chỉ có “sự cưỡng bức và nỗi sợ hãi là động cơ chính” để sáng tạo. Đây là một lập luận sai trái, dựa trên thực tế phát triển mạnh mẽ của đất nước ta trong suốt gần 40 năm đổi mới. Nhờ những chủ trương, chính sách đột phá mà Việt Nam từ một nước nghèo nàn, thậm chí không đủ lương thực, nay trở thành một trong 15 nước đứng đầu thế giới về nông nghiệp, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo và vừa qua đã chính thức đứng vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình. Mới đây nhất trong thời kỳ dịch bệnh, từ một quốc gia bị dự đoán là phát mất 10 năm mới phủ xong vaccine thì chỉ trong vài tháng nhờ công tác “ngoại giao vaccine”, chúng ta trở thành 1 trong 6 nước có độ phủ vaccine đứng đầu thế giới.
Soi chiếu các vụ tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy đối tượng vi phạm là các cán bộ có năng lực rất tốt, nhờ đó được bổ nhiệm qua công tác cán bộ hết sức chặt chẽ. Họ sai phạm cũng chính vì những “sáng tạo” của mình, nhưng đó là những “sáng tạo” tiêu cực, lợi dụng chức vụ và kẽ hở pháp luật tạo ra “luật chơi” riêng nhằm trục lợi cá nhân. Chính RFA cũng thừa nhận trong bài viết của mình rằng “bản năng của con người thường hành động về tư lợi” và “vấn đề ở đây là quyền lực quan chức cần phải bị ràng buộc như thế nào để tham nhũng, tiêu cực nằm trong vòng kiểm soát”. Đúng vậy, vấn đề là kiểm soát quyền lực, bởi tham nhũng tiêu cực phát sinh chính từ việc lợi dụng chức vụ cá nhân.
RFA cho rằng đây là chức năng của “thể chế”, ám chỉ việc chỉ có thể chế kiểu phương Tây mới có thể kiểm soát hiệu quả việc này. Nhưng thực tế là theo các số liệu thống kê quốc tế thì tham nhũng ở phương Tây không hề bị triệt tiêu. Đơn cử như trong Báo cáo của Tổ chức minh bạch quốc tế vào giữa năm 2021 cho thấy nạn tham nhũng ở châu Âu trở nên trầm trọng ngay trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Không có thể chế nào triệt tiêu được quyền lực cá nhân, vì thế không có cơ sở để nói rằng thể chế này hay thể chế kia hiệu quả hơn trong việc chống tham nhũng, tha hóa quyền lực. Ngược lại, với những nỗ lực mạnh mẽ trong công cuộc chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng vừa qua, rất nhiều vụ việc ở Việt Nam đã bị đưa ra ánh sáng góp phần “răn đe, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”.
Song song với chủ trương chống tham nhũng, Bộ Chính trị cũng ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, vì lợi ích chung. Theo đó, tổ chức đảng sẽ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện thí điểm các đề xuất đổi mới, sáng tạo. Chủ động phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời động viên, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc xem xét, điều chỉnh, có quyết định phù hợp với tình hình thực tế. “Đặc biệt, khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hay chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại, thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp; nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.”
Tinh thần và thái độ “bảo vệ cán bộ” trong kết luận 14 được ví như câu chuyện giải phóng sức sáng tạo và giảm bớt gánh nặng trách nhiệm cho những “công bộc” thật sự tâm huyết, trách nhiệm, vì lợi ích chung. Nhưng việc bảo vệ này dựa trên nguyên tắc: mọi sự đổi mới, sáng tạo phải trên cơ sở nền tảng khoa học, nằm trong khuôn khổ pháp lý, đạo lý và có tính khả thi. Dám nghĩ, dám làm, dám đột phá không có nghĩa là làm liều, không có tính toán. Lý do là bởi, mỗi chủ trương quyết sách đưa ra đều có tác động rất lớn đến xã hội, không thể nói bừa, nói chung chung theo kiểu của RFA là “phải có môi trường nuôi dưỡng ý chí tự do táo bạo và sáng tạo và tính tự chủ”
Rõ ràng, lập luận chống phá của RFA hoàn toàn không có cơ sở thực tiễn, mà chỉ là sự so sánh áp đặt một chiều theo phương Tây dựa trên những gì mà họ “hóng hớt” được từ vài thông tin trong nước.
An Diễm
Theo canhco.net
ConversionConversion EmoticonEmoticon