Sau khi Ukraine, Mỹ và đồng minh cáo buộc Nga gây ra thảm sát tại thị trấn Bucha, thuộc tỉnh Kyiv khiến khoảng 100 người thiệt mạng, ngày 07/4/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Cuộc họp do Mỹ yêu cầu và được diễn ra thần tốc, đáng nói, lần này Liên Hợp quốc không chậm chạp hay “giả câm giả điếc” như những lần các nước khác yêu cầu, lên án Mỹ xâm lược Iraq, sát hại Tổng thống Saddam Hussein. Kết quả cuộc họp không quá bất ngờ, khi có 93 nước ủng hộ, 24 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng, trong đó, Việt Nam bỏ phiếu chống (phiếu đỏ).
Ngay sau khi biết tin, Việt Tân cùng nhiều đối tượng liên tục đưa ra thông tin bóp méo, thông tin sai sự thật về lá phiếu chống của Việt Nam. Chúng liên tục đưa thông tin xuyên tạc về đường lối ngoại giao của Việt Nam, ví von “ngoại giao cây tre” của đất nước là sự lươn lẹo. Không những vậy, chúng còn “mặt dày” tự nhận là đại diện cho cư dân mạng Việt Nam và xin lỗi sứ quán Ukraine vì lá phiếu trên.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng, vụ việc thảm sát ở Bucha mới chỉ là những thông tin một chiều do Mỹ và Ukraine đưa ra và chưa được kiểm chứng. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở nghi vấn về tính chính xác về thông tin trên, khi mà trước đây chúng ta đã được chứng kiến bản tin của đài CNN của Mỹ đưa tin về cuộc chiến tại Ukraine, nhưng lạ ở chỗ, “người được cho là đã chết” đang nằm trong túi xác lại cử động được và ngồi dậy như “truyện cổ tích”. Ít ra Mỹ và Ukraine phải có những chứng cứ rõ nét, chứ không thể bằng những video có khả năng cắt ghép, dàn dựng như vậy.
Hơn nữa, mọi trao đổi, quyết định của các cơ quan, tổ chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động, dựa trên thông tin khách quan, có sự tham vấn rộng rãi với các nước, nhằm điều kiện thuận lợi hướng tới giải pháp cuối cùng. Thế nhưng, Liên Hợp quốc đã “quên” đi quy định đó, vội vàng mở phiên họp bỏ phiếu chống lại Nga trong khi những cáo buộc này chưa được bất kỳ một cơ quan hay tổ chức quốc tế độc lập nào điều tra kết luận một cách chính thức, khách quan. Bản thân Nga cũng đã lên tiếng đề nghị được đưa ra bằng chứng, đề nghị Liên hợp quốc điều tra rõ ràng về sự việc nhưng không được Liên hợp quốc chấp nhận.
Việt Nam phản đối và lên án mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật quốc tế, luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế. Những thông tin như vậy cần được xem xét trên cơ sở kiểm chứng khách quan, minh bạch, với sự hợp tác của các bên liên quan. Điều mà Việt Nam ủng hộ phải là lẽ phải, sự thật, chứ không chỉ là thông tin một chiều, cáo buộc lẫn nhau mà chưa được kết luận. Vì thế, lá phiếu chống của Việt Nam là lá phiếu chống lại sự vội vàng và thông tin một chiều, chưa được điều tra, chứ không phải là chống lại nước này hay theo chân nước kia. Điều Việt Nam chọn là lẽ phải chứ không hề “chọn bên” cho bất kỳ xung đột và tranh chấp quốc tế nào.
Nhân sự kiện này, lực lượng “anh hùng bàn phím” của “Việt Tân” đã nhanh chóng chớp thời cơ, đăng đàn “xin lỗi” sứ quán Ukraine tại Việt Nam với tư cách “cộng đồng mạng” với hàng loạt các bình luận “đáng xấu hổ” được đưa trên trang cá nhân đại biện Ukraine. Tuy nhiên, kẻ “đáng xấu hổ” ở đây phải là những kẻ đã thốt ra câu nói đó, bởi lẽ chúng rêu rao “dân mạng xin lỗi sứ quán Ukraine vì phiếu chống của CSVN”.
Nhưng thực tế thì sao, chỉ vỏn vẹn 15 bình luận mà chúng tự thêu dệt, vậy mà chúng ngang nhiên tự nhận cho mình là “đại diện” cho cộng đồng mạng Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tổng số người dùng MXH tại Việt Nam là gần 76 triệu người (thời điểm tháng 6/2021), vậy thì không rõ từ khi nào, một bộ phận nhỏ bé kia lại có thể đại diện cho sa mạc rộng lớn, qua đây mới thấy mức độ “mặt dày” của những kẻ chống đối là như thế nào. Suy cho cùng, “Việt Tân” muôn đời chỉ là kền kền tranh thủ sự kiện nóng để xuyên tạc chủ trương của đất nước, “ghen ăn tức ở” với đường lối ngoại giao đcủa Việt Nam, lừa phỉnh những người chưa tìm hiểu kỹ sự việc và bôi nhọ hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế mà thôi.
Mai Anh
ConversionConversion EmoticonEmoticon