Nhìn một số nhà báo và chuyên gia trên các tạp chí uy tín phương Tây dùng các từ đồng nghĩa với “phát xít”, “xấu xa”, “nguy hiểm” để mô tả Tổng thống Putin khiến cả thế giới rợn gáy. Nhưng liệu những từ ngữ đó có thật sự khách quan, hay chỉ đang cố phóng đại sự việc đã khiến truyền thông phương Tây trở nên “dối trá” hơn khi dần dần những sự thật khác biệt đằng sau bị phơi bày.
Những ngày cuối tháng 2/2022, báo Mỹ liên tục đưa tin Nga đã triển khai hơn 130.000 binh sĩ gần biên giới Ukraine và tin rằng đây là dấu hiệu Nga sắp tấn công nước láng giềng. Cùng với đó, các phương tiện truyền thông của phương Tây cũng không quên liên tục đẩy mạnh tuyên truyền âm mưu xâm lược Ukraine của Nga, dù các nguồn tin đều chỉ dẫn lời quan chức Mỹ mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào.
Hôm 15/2, các hãng tin phương Tây đồng loạt đưa tin Nga có thể “xâm lược” Ukraine vào ngày 16/2. Bất ngờ thay, ngay trong ngày 15/2, Nga tuyên bố bắt đầu đã rút bớt quân về các căn cứ quân sự – như một điều đương nhiên sau khi binh sĩ Nga hoàn thành cuộc tập trận trước đó. Không có cuộc “xâm lược” nào cả! Cú “phản công” bất ngờ của Nga đã khiến truyền thông phương Tây được một phen bối rối và có chút “ngại ngùng” bởi sự dối trá trắng trợn của mình.
Tiếp theo phải kể đến là cách mà truyền thông phương Tây dùng các mạng xã hội để giúp Ukraine trở thành nạn nhân của những trận chiến thảm khốc. Ví dụ đơn giản là đa số các hình ảnh số người người thương vong hàng loạt hay khung cảnh hoang tàn đổ nát sau mỗi trận chiến đều là do quân đội Ukraine đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Telegram, Twitter hay Facebook.
Nhưng hãy để ý một điều rằng, kể từ thời điểm Nga phát động chiến sự tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga luôn nhấn mạnh, Nga “chỉ tấn công các đối tượng quân sự” và khẳng định dân thường sẽ không gặp rủi ro. Đương nhiên, không có cuộc chiến nào là không có thương vong. Tuy nhiên, đây là con số rất nhỏ và không đáng kể so với dân số Ukraine.
Nhìn xa hơn vào những hành động nhân đạo của Nga mới thấy rằng để xảy ra thương vong là điều Nga không hề mong muốn, bởi Nga cũng đã chuyển hơn 2.000 tấn hàng viện trợ cho người dân ở khu vực Donbass và Ukraine kể từ khi hoạt động nhân đạo bắt đầu. Gần 31.400 dân thường đã được sơ tán khỏi Mariupol qua các hành lang nhân đạo, với 99% nói rằng họ muốn đến Nga hoặc các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát. Vậy những hình ảnh do truyền thông phương Tây giúp Ukraine đăng tải có phải là sự thật, khi mà nó đang quá khác xa so với thực tế?
Không chỉ dừng lại ở chiến trường, truyền thông phương Tây còn nhúng tay vào nền kinh tế Nga bằng việc tung những tin đồn “vô căn cứ”.
Đơn cử mới đây, Bloomberg – một trang báo của Mỹ – đã khởi xướng thông tin Nga “vỡ nợ”. Theo Bloomberg, nếu đúng lịch trình thì Nga phải trả khoản lãi suất trị giá 100 triệu USD từ ngày 27/5, nhưng đã được ân hạn đến ngày 26/6. Tuy nhiên, đến cuối ngày 26/6, Nga vẫn chưa thể thanh toán khoản lãi 100 triệu USD. Như vậy, Nga được coi như vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918. Đây là một dấu mốc nghiệt ngã trong quá trình Nga trở thành một quốc gia bị phương Tây cô lập về kinh tế, tài chính và chính trị.
Ngay sau khi xuất hiện tin đồn, Nga đã bác bỏ tuyên bố cho rằng nước này vỡ nợ và nói có đủ tiền để trả nợ, nhưng bị đẩy vào thế không thể thanh toán. “Không có căn cứ nào để gọi tình trạng hiện nay là vỡ nợ. Những tuyên bố rằng Nga vỡ nợ nước ngoài là hoàn toàn sai”, trích tuyên bố của Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov.
Theo ông Dmitry Peskov, các trừng phạt kinh tế của phương Tây đã phần lớn cắt đứt Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế, khiến nước này gặp khó khăn trong việc trả nợ. Các nhà chức trách Nga khẳng định, họ có đủ tiền để giải quyết các khoản nợ của đất nước chứ không phải “vỡ nợ” như phương Tây đang lan truyền. Ông cũng cảnh báo truyền thông phương Tây, cụ thể là Mỹ, dừng ngay việc “lừa dối và tạo trò hề”.
Gần đây nhất, hôm 3/8, trang Business Insider của Anh đã đăng tải bình luận của Bộ Quốc phòng Anh cho rằng, bất chấp chi tiêu hơn 65 tỉ USD vào quân sự năm 2021, lực lượng Nga vẫn không thể đánh bại Ukraine do chiến lược và sự thể hiện kém.
“Quân đội Nga hiện giờ suy yếu hơn đáng kể do cuộc xâm lược Ukraine. Sự phục hồi sẽ khó khăn hơn do các lệnh trừng phạt (từ phương Tây). Điều này sẽ có tác động lâu dài đến khả năng triển khai lực lược quân sự thông thường của Nga. Kể từ khi bắt đầu nổ ra chiến sự Nga-Ukraine hôm 24/2, nhiều báo cáo đã mô tả các lực lượng Nga vẫn đang thất bại như thế nào trước sự phản kháng mạnh mẽ của lực lượng Ukraine”, Bộ Quốc phòng Anh nhận định.
Nhưng đến ngày 5/8, chính giới chức Ukraine thừa nhận cuộc chiến ở Donbass đang rất khó khăn. “Giao tranh đang ở mức độ khốc liệt nhất. Đối phương đang tấn công đồng thời vào các vị trí của quân đội chúng tôi ở nhiều hướng. Chúng tôi sẽ chứng kiến giai đoạn chiến đấu cực kỳ khó khăn và dài hơi phía trước”, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Ganna Malyar nói.Ngoài ra, Tổng thống Ukraine Zelensky cũng khẳng định: “Trận chiến Donbass ở miền Đông đã làm Ukraine suy yếu chứ không phải Nga. Phía Nga đang sở hữu lợi thế so với Ukraine xét về mặt vũ khí khí tài, đặc biệt là trọng pháo. Cái giá của trận chiến này đối với chúng tôi là rất cao. Thực sự đáng sợ!”. Từ đó, ông tiếp tục kêu gọi Mỹ và các quốc gia liên quan cung cấp đủ cho Ukraine các loại pháo hiện đại. Vậy những gì báo chí Anh đưa tin có đúng, khi chính người trong cuộc đã lên tiếng và thừa nhận một sự thật trái ngược hoàn toàn?
Xét về mặt thực tế, trước khi xung đột quân sự nổ ra ở Ukraine nổ ra, cuộc đấu tranh truyền thông giữa Nga và phương Tây đã âm ỉ trong suốt thời gian dài. Khác với phong cách “rầm rộ” đến từ các phương tiện tuyên truyền của phương Tây, các phương tiện tuyên truyền của Nga lại tỏ ra khá “chậm rãi”. Tuy nhiên với những gì đã diễn ra và đi kèm với kết quả thực tế, người ta có quyền cho rằng truyền thông phương Tây là “kẻ dối trá” và không có gì là oan ức.
Lan Hoa (Theo canhco.net)
ConversionConversion EmoticonEmoticon