Trước đây Luật chỉ quy định người làm chứng, người phiên dịch, người giám định có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tuy nhiên chưa có mức phạt.
Ngày 18/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Trước đây Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 chỉ quy định người làm chứng, người phiên dịch, người giám định có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tuy nhiên chưa có mức phạt nếu vi phạm.
Theo quy định mới tại Điều 16 Pháp lệnh 02, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 01 triệu đồng.
Ngoài ra, Pháp lệnh này còn quy định một số mức phạt khác liên quan đến người làm chứng, người phiên dịch, người giám định có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ tại Điều 18:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 01 triệu đồng đối với: Người làm chứng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng; Người làm chứng từ chối khai báo, trừ trường tại khoản 3 Điều 78 của Bộ luật Tố tụng dân sự và điểm e khoản 2 Điều 62 của Luật Tố tụng hành chính.
- Phạt tiền từ 01 - 07 triệu đồng đối với: Người giám định từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 07 -15 triệu đồng đối với: Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng đối với: Người giám định kết luận sai sự thật; Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ 01/9/2022.
Minh Triết
ConversionConversion EmoticonEmoticon